当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Canberra Croatia vs ANU FC,14h30 ngày 27/3: Tưng bừng bắn phá 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Deportes Tolima vs Llaneros FC, 4h00 ngày 25/3: Quá khó cho tân binh
Chủ yếu ảnh hưởng sinh viên khối Nam Á
Một số trường cho rằng họ đang bị ảnh hưởng một cách không công bằng bởi những cải cách di cư khi chính phủ muốn cắt giảm lượng đầu vào bằng cách đặt ra những bài kiểm tra khó hơn cho du học sinh.
Tỷ lệ từ chối cấp thị thực cho sinh viên quốc tế đã đạt mức cao kỷ lục sau khi chính phủ Australia tháng 12/2023 công bố chiến lược di cư mới, áp đặt các bài kiểm tra tiếng Anh tiêu chuẩn cao và yêu cầu họ chứng minh họ là sinh viên thực sự.
Người đứng đầu Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Úc Phil Honeywood cho biết, rõ ràng đã có những vấn đề nảy sinh liên quan đến chiến lược di cư mới. “Các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục hiện đang kêu gọi chính phủ làm rõ về mức độ mà họ đang bị ảnh hưởng không công bằng bởi quy trình xử lý thị thực sinh viên mới”.
Được biết, các trường đại học Australia được xếp hạng rủi ro (risk ratings) – cấp độ 1 là mức độ rủi ro thấp nhất và 3 là cao nhất - dựa trên thực trạng việc tuyển sinh viên làm việc thay vì học tập. Trong đó, du học sinh vào những trường nhóm 1 sẽ được ưu tiên khi nộp đơn. Với các trường ở mức 2 và 3, việc xử lý đơn xin cấp thị thực sẽ chậm hơn, yêu cầu chứng minh thêm một số thông tin như khả năng tiếng Anh và tài chính.
Nhóm cấp độ 1: Đại học Quốc gia Australia, Canberra, Australian Catholic, Macquarie, Western Sydney, New South Wales, Sydney, Công nghệ Sydney, Bond, Griffith, Công nghệ Queensland, Queensland, Nam Australia, Sunshine Coast, Adelaide, Deakin, Monash, RMIT, Công nghệ Swinburne, Melbourne, Curtin, Murdoch, Notre Dame Australia, Western Australia WA.
Nhóm cấp độ 2: Đại học Charles Sturt, Southern Cross, Wollongong, New England, Newcastle, Charles Darwin, Central Queensland, James Cook, Southern Queensland, Flinders, Torrens, Tasmania, Latrobe, Victoria, Edith Cowan.
Nhóm cấp độ 3: Đại học Liên bang Australia.
Nhóm 8 trường đại học vừa rút thư mời nhập học đều nằm trong top đầu, trong khi Đại học Liên bang ở Victoria là trường đại học duy nhất được xếp hạng 3, khiến đây trở thành trường đại học rủi ro nhất khi cho sinh viên quốc tế nhập cảnh vào Australia để làm việc thay vì học tập.
Tỷ lệ từ chối cấp thị thực cao thì đại học đó sẽ xếp hạng rủi ro cao. Các trường này được khuyến khích hủy tuyển sinh trước khi đơn xin cấp thị thực được xử lý.
Cải cách được cho chủ yếu ảnh hưởng đến sinh viên từ Ấn Độ, Nepal và Pakistan, những người được coi là có nguy cơ bị từ chối thị thực cao. Tỷ lệ từ chối thị thực thấp hơn đối với sinh viên Trung Quốc- những người được coi là có nguy cơ ở lại nước này sau khi học tập thấp hơn. Trong nửa cuối năm 2023, tỷ lệ đậu thị thực của du học sinh Pakistan giảm 37%, Ấn Độ 39% và Nepal 52%.
Mức độ di cư quá cao, sẽ đưa về mức trước đại dịch
Đại học Macquarie được cho là đã liên hệ với những sinh viên nhận được xác nhận đăng ký để sắp xếp các cuộc phỏng vấn, nhưng sau đó lại hủy một số cuộc hẹn này.
Trong khi đó, trường Kinh doanh Kaplan (KBS) đã viết thư cho sinh viên, nói rằng họ có thể không còn đáp ứng các tiêu chí xin thị thực của chính phủ nữa.
“Thật không may, do những thay đổi quan trọng và gần đây trong cách chính phủ Australia đánh giá đơn xin thị thực du học, KBS không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút lại lời đề nghị học tại KBS của bạn và trường sẽ có hành động ngay lập tức để hủy bỏ xác nhận nhập học của bạn”.
Đại học Wollongong đã yêu cầu một số sinh viên rút hoặc hủy đăng ký, cho biết họ hoan nghênh các quy định nghiêm ngặt của Bộ Nội vụ để đảm bảo chỉ những sinh viên chân chính mới được vào Australia học tập.
“Việc giám sát kết quả thị thực của Bộ Nội vụ gần đây đã xác định nguy cơ gia tăng đối với các đơn đăng ký không chính đáng và Bộ đang điều chỉnh các quy trình liên quan đến việc nhập học và quy trình sàng lọc người nhập cảnh tạm thời thực sự để giải quyết vấn đề này”, một phát ngôn viên của trường cho biết.
Đại học New South Wales, Đại học Sydney và Đại học Công nghệ Sydney đều xác nhận họ không có động thái hủy tuyển sinh quốc tế. Tuy nhiên, một số sinh viên của họ bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ của thị thực. Người phát ngôn của Đại học Sydney cho biết mặc dù trường chưa hủy bất kỳ tuyển sinh nào nhưng vẫn có những sinh viên vẫn đang chờ kết quả thị thực.
Giám đốc điều hành Hội đồng Giáo dục Đại học Độc lập Australia, ông Troy Williams, cho biết chính phủ đang đe dọa hàng nghìn việc làm của Australia trong cách tiếp cận giáo dục quốc tế. “Australia từ lâu đã là điểm đến học tập được lựa chọn cho những sinh viên đang tìm kiếm một nền giáo dục quốc tế chất lượng cao, nhưng có vẻ như Chính phủ đang muốn chấm dứt điều này bằng cách sử dụng một cách tiếp cận hạn chế không cần thiết trong quá trình xử lý thị thực cho sinh viên quốc tế”.
Bộ trưởng Nội vụ Clare O’Neil cho biết việc thay đổi là rất khó khăn nhưng chính phủ sẽ làm việc với các nhà cung cấp để giúp họ điều hướng hệ thống mới.
“Sự di cư quá cao. Mục tiêu của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi đang đưa hoạt động di cư trở lại mức trước đại dịch và việc áp dụng tính liêm chính phù hợp đối với các đơn xin thị thực du học là rất quan trọng để thực hiện được điều đó”, bà nói.
Tử Huy
Ít nhất 8 đại học Australia rút thư mời nhập học của du học sinh
Trong kỳ xếp hạng tháng 2/2024, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí số 1 Việt Nam và gia tăng vị trí trong bảng xếp hạng thế giới (từ vị trí 671 lên vị trí 649) và khu vực (vị trí thứ 11 Đông Nam Á – tăng 1 bậc so với kỳ trước và 140 Châu Á – tăng 27 bậc so với kỳ trước).
Vị trí xếp hạng của ĐHQGHN trên BXH Webometrics tháng 02/2024 trong khu vực Đông Nam Á
(Nguồn: https://www.webometrics.info/en/Asia_Pacifico/South%20East%20Asia)
Webometrics là Bảng xếp hạng tự động, đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các chỉ số về mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact), độ mở về tài nguyên học thuật (openness) trên Google Scholar, và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus (excellence) của một cơ sở giáo dục đại học.
Trong kỳ xếp hạng này, Webometrics vẫn duy trì phương pháp xếp hạng như ở kỳ tháng 1/2021. Cụ thể, tiêu chí “Presence” (Lượng tài nguyên số hóa) đã được loại bỏ trong phương pháp xếp hạng, tiêu chí Visibility (Mức độ ảnh hưởng) có trọng số cao nhất (50%), tiếp theo là tiêu chí Excellence (Sự xuất sắc) có trọng số 40% và tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) có trọng số 10% - trong đó, tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) đã tiếp tục mở rộng số hồ sơ nhà khoa học được xem xét và đánh giá trên cơ sở dữ liệu Google Scholar lên tới 290 hồ sơ (top 21-310).
Trong năm 2023, chất lượng đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục được xã hội đánh giá cao. Theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Tạp chí Times Higher Education và QS, ĐH Quốc gia Hà Nội liên tục là đại học tốt nhất Việt Nam, trong nhóm 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới.
Năm 2023, THE Impact Rankings lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc làm tiêu chí. ĐH Quốc gia Hà Nội có thứ hạng 401-600 thế giới trong bảng xếp hạng này, đặc biệt, có sự bứt phá mạnh mẽ ở thứ hạng 70 thế giới về tiêu chí Giáo dục có chất lượng.
Theo kết quả Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á 2024 của Tổ chức xếp hạng QS (QS AUR 2024), ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp ở vị trí 187 - trong nhóm 22% các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á. Theo kết quả QS AUR 2024, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có bước tiến vững chắc về Uy tín tuyển dụng khi gia tăng lên vị trí 131 của Châu Á (với mức điểm 34,2 điểm). Ngoài gia tăng về Uy tín tuyển dụng, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn duy trì thế mạnh về Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (xếp hạng 89 Châu Á - đạt 71,9 điểm) và Uy tín học thuật (xếp hạng 147 Châu Á - đạt 27,7 điểm).
Năm 2023, Tạp chí Times Higher Education xếp ĐH Quốc gia Hà Nội vào nhóm 351-400 trường đại học hàng đầu châu Á. Trong tổng số 6 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được xếp hạng, được đánh giá cao nhất ở nhóm tiêu chí Giảng dạy (môi trường học tập, 21,7 điểm).
Tháng 10/2023, Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực (THE WUR by Subjects 2024). ĐH Quốc gia Hà Nội nâng số lượng nhóm lĩnh vực được xếp hạng lên 8/11 nhóm lĩnh vực (tăng thêm 2 nhóm lĩnh vực so với kỳ xếp hạng 2023). Cụ thể, 2 nhóm lĩnh vực lần đầu tiên được THE WUR xếp hạng là: Giáo dục (Education) - xếp hạng 401-500 và Y tế lâm sàng và Sức khỏe (Clinical and Health) - xếp hạng 601-800. Ngoài ra, trường tiếp tục duy trì 6 nhóm lĩnh vực đã được xếp hạng trong các kỳ xếp hạng trước.
" alt="ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên lọt top 500 thế giới"/>Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Athletic Bilbao, 2h00 ngày 1/4
“Trước tiên là đạt 900 bàn thắng, sau đó tôi đặt mục tiêu cho cột mốc 1.000 bàn! Nếu tôi không bị chấn thương, thì đó là kế hoạch quan trọng nhất với tôi. Tôi muốn đạt được nó”.
Ronaldo sau đó nhấn mạnh vào việc các bàn thắng của anh đều có video làm ‘bằng chứng’, hoàn toàn khác biệt.
Điều đó khiến Ferdinand hỏi Ronaldo có phải đang nhắc đến các huyền thoại như Pele, Di Stefeno, những người mà chơi bóng ở thời đại không phải lúc nào cũng có máy quay phim ghi lại đầy đủ.
“Tôi tôn trọng họ. Nhưng tất cả các bàn thắng của tôi đều có video ghi lại làm bằng chứng. Và nếu mọi người muốn, tôi có thể cung cấp thêm các video ghi bàn từ sân tập,…”.
Trong quá khứ, Vua bóng đá Pele được biết đến là người cán qua mốc 1.000 bàn thắng. Huyền thoại Brazil từng cho biết, ông thậm chí đã ghi được đến 1.283 bàn.
Tuy nhiên, các cột mốc của Vua Pele được cho chỉ có 60% là số bàn thắng trong các trận đấu chính thức, còn lại là giao hữu. Và dĩ nhiên, thời của Pele, máy quay phim chưa phổ biến như bây giờ và không có video đầy đủ cho các pha lập công của ông.
Trong cuộc trò chuyện với Ferdinand, Ronaldo cũng ‘đính chính’ vụ khóc ở EURO 2024 bị người hâm mộ chễ giễu là lo Bồ Đào Nha bị Slovenia loại ở vòng 16 đội, sau khi đá hỏng quả 11m trong hiệp phụ.
“Tôi đã thất bại vì kết quả từ việc tự tạo áp lực cho mình từ lúc 11 tuổi. Trong đầu tôi luôn là suy nghĩ: Cristiano, cậu là cầu thủ giỏi nhất thế giới.
Khi tôi đá hỏng quả phạt đền, tôi khóc vì cảm thấy tệ cho bản thân, người hâm mộ và gia đình, chứ hoàn toàn không phải như mọi người nói sợ Bồ Đào Nha bị loại”.
Tất cả thí sinh và người theo dõi cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023 từ những ngày đầu chắc không còn xa lạ với GS. Thomas Patterson - Trường Quản lý Nhà nước Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Ông còn là nguyên Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard. Trung tâm Shorenstein là trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên thế giới, nơi thu hút được nhiều nhà lãnh đạo truyền thông, nhà báo nổi tiếng thế giới về đây nghiên cứu.
Ngoài ra còn có ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston, Giám đốc Viện Michael Dukakis về lãnh đạo và đổi mới sáng tạo, đồng sáng lập Xã hội Vạn vật Trí tuệ nhân tạo (AIWS).
Ông Nguyễn Anh Tuấn nguyên là Tổng Biên tập đầu tiên của báo VietNamNet. Ông từng là thành viên Hội đồng cố vấn toàn cầu Trường Kinh doanh Harvard; là người khởi xướng và đồng tác giả Bộ chuẩn mực đạo đức và Quy tắc ứng xử vì hòa bình và an ninh mạng (ECCC). Ông cũng từng là Chủ tịch Ủy ban Cố vấn quốc tế, chương trình Giáo dục công dân toàn cầu của UNESCO và Đại học California Los Angeles UCLA; đồng sáng lập và là Tổng Biên tập Mạng Giáo dục công dân toàn cầu (GCEN).
Ngoài ra còn có GS. David Silbersweig - nhà thần kinh học và giáo sư chuyên khoa tâm thần học Đại học Y Harvard. Ông hiện là Chủ tịch của Viện Khoa học Thần kinh Brigham và Bệnh viện Phụ nữ.
GS. Silbersweig là Giám đốc sáng lập của Khoa Tâm thần kinh, đồng thời là Giám đốc sáng lập của Chương trình Nội trú Kết hợp Thần kinh-Tâm thần. Ông là một trong những người tiên phong nghiên cứu hình ảnh thần kinh chức năng trong tâm thần học. Cùng với các đồng nghiệp của mình, họ đã phát triển các phương pháp và mô hình mới cho cả hình ảnh PET và MRI được sử dụng rộng rãi và đã xác định được các bất thường về mạch thần kinh liên quan đến một số rối loạn tâm thần chính.
Nữ giáo sư duy nhất góp mặt trong Hội đồng là bà Nazli Choucri - giáo sư Khoa học Chính trị của MIT. Bà làm việc trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, đặc biệt là về nguồn gốc và hậu quả của xung đột và bạo lực quốc tế.
GS. Choucri là kiến trúc sư và Giám đốc của Hệ thống Toàn cầu về Phát triển Bền vững (GSSD). Bà là Biên tập viên của Loạt báo chí MIT về Hiệp ước Môi trường Toàn cầu và trước đây là Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Chính trị Quốc tế. Bà cũng từng là Phó Giám đốc Chương trình Phát triển và Công nghệ của MIT.
Có nhiều năm kinh nghiệm trên cương vị thành viên Hội đồng Cố vấn Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Giám đốc điều hành của Context Media LLC, Giám đốc Vốn trí tuệ tại Coopers & Lybrand (nay là PwC), cố vấn cho Equifax và The Rendon Group, TS. John Clippinger sẽ tham dự buổi thi Chung kết với tư cách là một thành viên thuộc Hội đồng chấm thi.
Ông hiện là Giám đốc điều hành Viện Thiết kế dựa trên Dữ liệu và Đồng Giám đốc Phòng Thí nghiệm Luật tại Trung tâm Berkman Klein, trường Luật Harvard.
Cuối cùng là TS. Tom Kehler với hơn 30 năm kinh nghiệm trên cương vị Giám đốc điều hành của IntelliCorp, Connect & Informative với nhiều hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và trí tuệ tập thể (CI), mang đến một triển vọng độc đáo về việc triển khai các công nghệ một cách hiệu quả. Ông từng tham gia Ban Cố vấn Công nghệ thông tin của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ. Hiện ông là thành viên Cộng đồng Khai sáng Toàn cầu (Global Enlightenment Community) của Thành phố Xã hội Trí tuệ nhân tạo.
Thành viên Hội đồng chấm thi đều là những chuyên gia ở nhiều lĩnh vực từ chính trị, báo chí, trí tuệ nhân tạo, cho đến luật và quan hệ quốc tế,... Việc thuyết trình trước hội đồng “khủng” là cơ hội hiếm có để các bạn trẻ thể hiện bản thân.
Thế Định
Profile Hội đồng chấm thi Chung kết cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023
Các trường đại học tư thục ở Mỹ luôn hướng đến sự xuất sắc nổi trội trong học thuật, định hình tương lai thông qua nghiên cứu, đổi mới và giáo dục. Đằng sau bề ngoài uy tín là một mạng lưới hoạt động tài chính phức tạp, được vận hành để duy trì sứ mệnh của nó.
Học phí
Đây thực chất là một trong những nguồn thu chính của các trường đại học tư và thường sẽ cao hơn, thậm chí gấp nhiều lần các trường đại học công lập để đáp ứng nhu cầu thị trường, chính sách hỗ trợ tài chính và tất cả các chi phí hoạt động khác.
Số liệu năm học 2020–2021, học phí ròng trung bình (tổng chi phí trừ đi trợ cấp và hỗ trợ học bổng) cho sinh viên đại học toàn thời gian lần đầu theo học tại các trường 4 năm ở Mỹ là 14.700 USD tại các trường công, so với 28.400 USD tại các trường tư thục phi lợi nhuận và 24.600 USD tại các tổ chức tư nhân vì lợi nhuận, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia Mỹ (NCES).
Học phí năm học 2023-2024 tại Harvard được công bố trên website trường là 54,269 USD, chưa kể dịch vụ y tế, ký túc xá, hay dịch vụ sinh viên. Tổng số tiền sinh viên phải trả vào khoảng 79.450 USD (khoảng 1.93 tỷ đồng)/năm học.
Nguồn tài trợ
Nguồn tài trợ là nền tảng tài chính lớn của nhiều trường đại học tư. Những quỹ này, thường lên tới hàng tỷ USD, hỗ trợ các sáng kiến và chương trình khác nhau của trường đại học.
Cựu sinh viên, nhà hảo tâm và các tổ chức đóng góp ủng hộ thông qua các chiến dịch gây quỹ, quyên góp. Những nỗ lực này thể hiện rõ ở việc tạo ra các học bổng cho sinh viên khó khăn về mặt tài chính, mở các trung tâm nghiên cứu và cơ sở vật chất hiện đại.
Trong trường hợp của Đại học Harvard, khoản tài trợ mà trường nhận được dao động khoảng 50 tỷ USD (khoảng 1.218 tỷ đồng)/năm. Khoản tài trợ này được xác định là lớn nhất trong số các trường đại học tại Mỹ và lớn hơn GDP của hơn 120 quốc gia, bao gồm các quốc gia như Tunisia, Bahrain và Iceland, theo CNBC News.
Theo báo cáo tài chính gần đây nhất từ quỹ tài trợ của trường, khoản tài trợ của Harvard trong năm tài chính 2023 đứng ở mức 50,7 tỷ USD, giảm nhẹ so với 50,9 tỷ USD của năm 2022 và 53,2 tỷ USD năm 2021.
Việc phân bổ ngân sách từ quỹ để hỗ trợ tài chính sinh viên nghèo là cần thiết đối với các sinh viên xuất thân từ các gia đình có thu nhập hàng năm dưới 150.000 USD (khoảng 3,6 tỷ đồng), so với mức học phí và lệ phí cho năm học hiện tại gần 80.000 USD.
Nghiên cứu khoa học
Các trường đại học tư là trung tâm nghiên cứu tiên tiến, thu hút nguồn tài trợ và hợp đồng nghiên cứu từ các cơ quan chính phủ và các tập đoàn tư nhân.
Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của các tổ chức học thuật đạt tổng cộng 89,9 tỷ USD trong năm tài chính 2021, tăng 3,4 tỷ USD (4,0%) so với năm tài chính 2020, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Mỹ.
Việc rót tài chính không chỉ nâng cao vị thế học thuật của trường mà còn đóng góp vào nguồn tài chính tổng thể của trường.
Ngoài ra, hợp tác chiến lược với các tập đoàn là một con đường bổ sung cho các trường đại học tư thục để đảm bảo hỗ trợ tài chính. Những mối quan hệ hợp tác này không chỉ dừng lại ở việc đóng góp bằng tiền mà còn thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, thực tập và cơ hội việc làm cho sinh viên.
Ngoài lĩnh vực học thuật, các trường đại học tư còn vận hành các cơ sở phụ trợ như hiệu sách, quán ăn tự phục vụ và nhà ở. Những dịch vụ này nâng cao trải nghiệm của sinh viên đồng thời tạo thêm doanh thu cho trường đại học.
Tuy nhiên, đạt được thành công về mặt tài chính, các trường tư nhân cũng phải đối mặt với những thách thức để duy trì nguồn tài chính bền vững.
Tử Huy
" alt="Cách đại học tư nhân ở Mỹ tạo nguồn tài chính: Harvard thu hơn 50 tỷ USD/năm"/>Cách đại học tư nhân ở Mỹ tạo nguồn tài chính: Harvard thu hơn 50 tỷ USD/năm